Cẩm Nang Tập Luyện Yoga Những Cho Người Mới Bắt Đầu

Yoga không phải chỉ đơn thuần là những động tác uốn dẻo hay hít thở thông thườn. Mà tập luyện Yoga còn chứa đựng nhiều giá trị hơn thế. Thông qua yoga, bạn có thể đạt đến những trải nghiệm tinh thần chưa từng có trước đây. Yoga An Viên sẽ mách bạn cách tập luyện yoga cho người mới bắt đầu.

Yoga là dạng hoạt động kết hợp tâm trí với cơ thể với lịch sử 5.000 năm trong triết học của Ấn Độ cổ đại. Các phong cách yoga khác nhau bao gồm những phần như tư thế vật lý cũng như kỹ thuật thở và thiền hoặc thư giãn.

1. Lịch sử cùng với quá trình phát triển của yoga

Hãy thử hỏi bất kỳ những người nào đang tập luyện yoga về định nghĩa của bộ môn này. Chắc rằng bạn sẽ nhận được vô số câu trả lời. Đối với một số người thì yoga là cách luyện tập để giúp cơ thể cảm thấy thoải mái. Còn số khác cho rằng yoga là công cụ để giúp rèn luyện tâm trí hoặc yoga là một cách sống. Bất kể bạn tiếp cận yoga với mục đích gì. Thì nó vẫn có thể giúp bạn định hình và làm sáng tỏ các thói quen hoặc suy nghĩ trong vô thức của bạn.

Cẩm Nang Yoga Những Cho Người Mới Bắt Đầu
Luyện tập yoga giúp cung cấp một nền tảng cũng nhưu công cụ để xây dựng thói quen tốt. Ví dụ chẳng hạn như kỷ luật, tự giác và không phụ thuộc. Yoga cũng là con đường trao quyền cho bạn đưa ra những lựa chọn có ý thức hơn để sống một cuộc sống lành mạnh và trọn vẹn hơn. Ngày nay, nhiều người đồng ý rằng từ “yuj” (từ xuất phát ra yoga) đề cập đến các trạng thái nội tại lớn hơn, chẳng hạn như sự rõ ràng hay yên bình và hạnh phúc.

Một định nghĩa khá phổ biến xuất phát từ “Kinh nghiệm yoga của Patanjali”, được biên dịch trước năm 400 trước Công nguyên. Trong câu thứ hai của quyển sách đầu tiên, yoga được định nghĩa bằng khả năng “chấm dứt việc suy nghĩ lang man của tâm trí”. Kinh điển cũng đưa ra hệ thống 8 nhánh yoga nhằm hướng dẫn cho người luyện tập vượt qua giới hạn tâm trí và đạt được thành công.

yoga cho người mới bắt đầu

Hệ thống 8 nhánh là một phần quan trọng không thể thiếu và được đánh giá cao của yoga. Ngày nay, chúng ta thực hành asana là nhiều nhất. Asana yoga được phát triển vào đầu thế kỷ XX bởi Sri Tirumalai Krishnamacharya. Sau đó, 3 trong số các học trò nổi tiếng nhất của ông tiếp tục con đường phát triển các phong cách đặc biệt của yoga, mỗi hình thái sẽ có đặc điểm cũng như ưu điểm khác nhau.

Cẩm Nang Yoga Những Cho Người Mới Bắt Đầu

Nhiều phong cách thực hành ngày nay đã phát triển từ 3 người sáng lập này, bao gồm cả yoga Vinyasa, trường phái tập hợp các tư thế được liên kết với hơi thở để tạo ra một chuỗi hoạt động năng động, sáng tạo.

B. K. S. Iyengar: tác giả của Iyengar yoga
K. Pattabhi Jois: tác giả của Ashtanga yoga
T. K. V. Desikachar: tác giả của Viniyoga

Ở thời điểm hiện nay, mọi người đều có thể học và tập luyện yoga thông qua vô số cách thức, từ lớp học tại chỗ cho đến các video clip trên mạng. Ngoài ra, địa điểm tập yoga cũng đa dạng không kém, từ phòng gym cho đến nhà riêng, bãi biển…

Với rất nhiều cách để tập luyện yoga cho người mới bắt đầu, bạn đang nắm giữ lợi thế để bắt đầu hoặc nâng cao khả năng của bạn và điều chỉnh loại hình vận động này để hỗ trợ tốt nhất cho sức khỏe và hạnh phúc tinh thần.

Yoga có lịch sử lâu đời bắt nguồn từ việc trao cho học viên phương tiện và nền tảng để tăng cường sức mạnh từ thể chất đến tinh thần. Với lợi thế về khả năng tiếp cận, bất cứ ai cũng có thể bắt đầu tập yoga.

2. Vì sao nên tập yoga? (hoặc trở thành chuyên gia?)

Sống trong xã hội hiện nay, tâm trí và hệ thần kinh của bạn bị kích thích liên tục. Yoga cung cấp không gian để làm chậm tâm trí của bạn và khôi phục cảm giác cân bằng. Trong năm 2016, tạp chí Yoga và Hiệp hội Yoga đã tiến hành một nghiên cứu yoga ở Mỹ và nhận thấy 36,7 triệu người đang tập yoga, tăng 50% so với năm 2012.

Cẩm Nang Yoga Những Cho Người Mới Bắt Đầu

Dù nguyên nhân trực tiếp cho sự tăng trưởng bùng nổ này và gia tăng sự phổ biến của yoga vẫn chưa được làm rõ, nhưng sự quan tâm đó có thể đến từ những lợi ích đầy hứa hẹn mà yoga và bài tập chánh niệm cung cấp.

Yoga tốt cho cơ thể

Các tư thế yoga có thể giúp bạn:

Độ dẻo dai

Sức mạnh

Khả năng giữ cân bằng

Độ linh hoạt.

Trong yoga, cơ thể của bạn sẽ trải qua một phạm vi hoạt động đầy đủ và nhiều chuyển động có thể chống lại các cơn đau liên quan đến căng thẳng hoặc thói quen tư thế kém. Yoga không chỉ giúp bạn trở nên ý thức hơn về cơ thể của bản thân mà cũng cho phép bạn cải thiện các yếu tố mất cân bằng.

Yoga giảm stress và giúp thư giãn

Một lợi ích quan trọng khác của yoga là nó giúp giảm stress. Sự tích tụ của cảm giác căng thẳng có thể làm cho hệ thống thần kinh của bạn liên tục bị đẩy nhanh, gây khó khăn cho việc thư giãn, tập trung và ngủ. Các bài tập thở trong yoga có thể giúp hạ nhịp tim và chuyển hệ thần kinh sang trạng thái thoải mái hơn. Nó cũng thúc đẩy giấc ngủ ngon và tăng khả năng tập trung.

Cẩm Nang Yoga Những Cho Người Mới Bắt Đầu

Tập luyện yoga có thể giúp nâng cao nhận thức về cơ thể, tính linh hoạt, sức mạnh, tính di động và khả năng cân bằng. Loại hình hoạt động này cũng có khả năng chuyển tâm trạng sang trạng thái thoải mái hơn, có thể giúp giảm căng thẳng, tăng sự tập trung và thúc đẩy kết nối mạnh mẽ hơn với chính bản thân bạn.

3. Làm quen với yoga cho người mới bắt đầu

Yoga không hẳn là loại hình vận động phù hợp với tất cả mọi người nhưng sẽ đưa ra nhiều cơ hội để bạn thử thách bản thân trước khi bạn quyết định có theo đuổi nó hay không. Nếu là người mới tập yoga, bạn nên thử các phong cách khác nhau để tìm ra kiểu nào phù hợp nhất với bạn. Dưới đây là tóm tắt về các loại yoga chính cho người mới bắt đầu:

Iyengar: Loại yoga này là sự kết hợp giữa tư thế đứng và ngồi bằng cách sử dụng dụng cụ cho người muốn tập trung vào sự liên kết, tư thế và tăng sức mạnh cơ bắp, phạm vi chuyển động.

Viniyoga: Tập trung vào việc hít thở và thiền định cho người bị hạn chế về khả năng di chuyển hoặc muốn vận động từ trong ra ngoài hoặc muốn trải nghiệm thư giãn, nhận thức về cơ thể và tư thế tốt hơn.

Hatha: Loại hình yoga này sử dụng các tư thế và kỹ thuật thở để làm dịu cơ thể, tâm trí và tinh thần để chuẩn bị cho thiền định. Nhịp điệu khi tập sẽ chậm hơn nhưng việc giữ các tư thế có thể đòi hỏi về mặt thể chất nhiều hơn.

Ashtanga: Ashtanga yoga khiến người tập phải trải qua một chuỗi các tư thế đầy thách thức cho thể chất, được thực hiện theo cùng thứ tự với sự nhấn mạnh mạnh mẽ vào từng nhịp thở. Trong các lớp học truyền thống, bạn không được uống nước và chỉ có thể chuyển sang tư thế hoặc chuỗi tiếp theo sau khi bạn đạt được kết quả cuối cùng.

Bikram: Bikram bao gồm hai kỹ thuật thở và 26 tư thế lặp lại theo thứ tự trong 90 phút. Nó thường được thực hành trong một căn phòng có nhiệt độ lên đến (40,6°C) để giúp đổ mồ hôi và thải chất độc.

 

Kundalini: Loại hình yoga kết hợp các chuyển động lặp lại (được gọi là “kriya”), hơi thở tụng kinh và thiền định. Người ta tin rằng Kundalini có khả năng đánh thức năng lượng ở đáy cột sống và kéo nó lên trên qua các luân xa.

Yin: Các tư thế được giữ yên trong 3 – 5 phút, chủ yếu ở vị trí nằm xuống hoặc ngồi. Hành động kéo căng nhằm mục đích giải phóng căng thẳng và khôi phục phạm vi chuyển động của cơ cùng mô liên kết. Nó rất hữu ích cho những người bị đau mạn tính hoặc căng cơ.

Restorative: Bao gồm các tư thế rất nhẹ nhàng được giữ trong 10 phút hoặc hơn cùng sự hỗ trợ của các dụng cụ tập yoga. Tương tự như Yin yoga, đây là một bài tập hữu ích cho những người phải sống chung với các cơn đau mạn tính hoặc những đối tượng thường xuyên bị căng thẳng.

Thông qua các phong cách yoga khác nhau, bạn sẽ nhận thấy xuất hiện một hiện tượng đồng nhất: tự làm lành. Cho dù bạn thực hành Yin yoga hay Vinyasa thì bất kỳ phong cách yoga nào cũng sẽ tạo cơ hội để bạn được hướng nội và tìm hiểu thêm về bản thân, nhằm phục vụ tốt hơn cho mọi người và thế giới xung quanh bạn.



from Yoga An Viên https://ift.tt/2FtDcY9
via IFTTT

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Một Số Lưu Ý Khi Thực Hiện Bài Tập Thon Chân Khi Tập Luyện Yoga

Nếu bạn là người mới tập yoga, đừng bỏ qua 3 lời khuyên của chuyên gia dưới đây

Yoga Chữa Bệnh Trầm Cảm: Những điều cần biết